Hàng năm TP.HCM có hàng chục dự án chống ngập, ngân sách chi ra hàng trăm tỷ đồng, nhưng cứ mùa mưa đến người dân lại nơm nớp nỗi lo nước ngập.
Điều đáng nói là các khu vực này nằm trong lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm, nơi có dự án chống ngập lớn nhất của thành phố sắp hoàn thiện (Dự án Nâng cấp đô thị thành phố lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm – PV). “Mấy hôm nay mưa nhiều nên thường xuyên bị ngập. Tại đây hầu như nước thoát không kịp nên cứ mỗi lần mưa xuống là ngập. Có hôm nước ngập cả nửa mét tràn vào nhà làm ướt hết đồ đạc” – chị Trần Thị Thu nhà trên đường Tân Hóa (quận 6) cho biết.
Còn tại các tuyến đường như Út Tịch, Phổ Quang (Tân Bình) Phan Xích Long (Phú Nhuận), khu vực Nguyễn Cư Trinh, Trần Hưng Đạo (quận 1), Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Tỉnh lộ 43 (quận Thủ Đức)… thường xuyên bị ngập nặng mỗi khi có mưa lớn. Thậm chí ngay ở những tuyến đường mới, được xem là đẹp nhất của thành phố như đường Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt hay xa lộ Hà Nội cũng không thoát khỏi cảnh ngập úng khi mưa lớn. Tại khu dân cư như khu dân cư ở phường 10, phường 13, quận Gò Vấp hay khu phố 3, phường Linh Trung, quận Thủ Đức và nhiều khu dân cư tại các quận 7, 8 cũng thường xuyên bị ngập.
Ông Đỗ Tấn Long – Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM cho biết có nhiều tuyến đường thường xuyên bị ngập khi mưa lớn như: Tân Hóa, An Dương Vương, Phan Anh (quận Bình Tân)… Nguyên nhân ngập là do mưa quá lớn, nước thoát không kịp. Ngoài ra, theo ông Long, các đường nằm trong khu vực thi công dự án nên nước thoát không được cũng gây ngập. Về điều này trung tâm đã làm việc với các đơn vị thi công khơi thông dòng chảy để chống ngập cho các tuyến đường trong lưu vực thi công.
Bên cạnh đó trung tâm đưa khoảng 40 máy bơm vào hoạt động hết công suất để tiêu thoát nước mỗi khi mưa lớn. Trung tâm cũng ký hợp đồng với Công ty Thoát nước đô thị TP.HCM thuê 350 công nhân túc trực 24/24 giờ tại các cửa xả, nắp hố ga để khai thông các vị trí bị rác lấp, tiêu thoát nước không kịp.
Tuy nhiên, TS Phạm Sanh – chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cho rằng các giải pháp chống ngập thành phố đang thực hiện giống như kiểu vá áo, hở đâu thì vá đó chứ chưa có giải pháp căn cơ. Theo ông, nhiều công trình chống ngập của thành phố đã lạc hậu, không phát huy hiệu quả. Ông dẫn chứng tại đường Huỳnh Tấn Phát, Võ Văn Kiệt có nhiều đoạn cao độ của cống thoát nước chỉ ngang kênh, rạch nên không tiêu thoát nước được.
Theo ông Sanh, thành phố cần có “nhạc trưởng” trong công tác chống ngập để giải quyết ngập một cách lâu dài.
Theo Báo Yêu Người Việt
Nhiều tuyến đường tại thành phố thường xuyên bị ngập khi có mưa lớn.
Những cơn mưa lớn kéo dài trong những ngày giữa tháng 8 đã khiến cho nhiều khu vực tại thành phố bị ngập nặng gây khốn khổ cho việc đi lại, sinh hoạt của người dân. Trong đó nặng nhất là khu vực phía tây thành phố như các quận 6, 8, 11, Tân Phú, Bình Tân. Tại đây các tuyến đường Tân Hóa, Kinh Dương Vương, Hòa Bình, Lũy Bán Bích… thường xuyên bị ngập sâu trên 30cm mỗi khi mưa lớn.Điều đáng nói là các khu vực này nằm trong lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm, nơi có dự án chống ngập lớn nhất của thành phố sắp hoàn thiện (Dự án Nâng cấp đô thị thành phố lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm – PV). “Mấy hôm nay mưa nhiều nên thường xuyên bị ngập. Tại đây hầu như nước thoát không kịp nên cứ mỗi lần mưa xuống là ngập. Có hôm nước ngập cả nửa mét tràn vào nhà làm ướt hết đồ đạc” – chị Trần Thị Thu nhà trên đường Tân Hóa (quận 6) cho biết.
Còn tại các tuyến đường như Út Tịch, Phổ Quang (Tân Bình) Phan Xích Long (Phú Nhuận), khu vực Nguyễn Cư Trinh, Trần Hưng Đạo (quận 1), Huỳnh Tấn Phát (quận 7), Tỉnh lộ 43 (quận Thủ Đức)… thường xuyên bị ngập nặng mỗi khi có mưa lớn. Thậm chí ngay ở những tuyến đường mới, được xem là đẹp nhất của thành phố như đường Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt hay xa lộ Hà Nội cũng không thoát khỏi cảnh ngập úng khi mưa lớn. Tại khu dân cư như khu dân cư ở phường 10, phường 13, quận Gò Vấp hay khu phố 3, phường Linh Trung, quận Thủ Đức và nhiều khu dân cư tại các quận 7, 8 cũng thường xuyên bị ngập.
Ông Đỗ Tấn Long – Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước, Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM cho biết có nhiều tuyến đường thường xuyên bị ngập khi mưa lớn như: Tân Hóa, An Dương Vương, Phan Anh (quận Bình Tân)… Nguyên nhân ngập là do mưa quá lớn, nước thoát không kịp. Ngoài ra, theo ông Long, các đường nằm trong khu vực thi công dự án nên nước thoát không được cũng gây ngập. Về điều này trung tâm đã làm việc với các đơn vị thi công khơi thông dòng chảy để chống ngập cho các tuyến đường trong lưu vực thi công.
Bên cạnh đó trung tâm đưa khoảng 40 máy bơm vào hoạt động hết công suất để tiêu thoát nước mỗi khi mưa lớn. Trung tâm cũng ký hợp đồng với Công ty Thoát nước đô thị TP.HCM thuê 350 công nhân túc trực 24/24 giờ tại các cửa xả, nắp hố ga để khai thông các vị trí bị rác lấp, tiêu thoát nước không kịp.
Tuy nhiên, TS Phạm Sanh – chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng cho rằng các giải pháp chống ngập thành phố đang thực hiện giống như kiểu vá áo, hở đâu thì vá đó chứ chưa có giải pháp căn cơ. Theo ông, nhiều công trình chống ngập của thành phố đã lạc hậu, không phát huy hiệu quả. Ông dẫn chứng tại đường Huỳnh Tấn Phát, Võ Văn Kiệt có nhiều đoạn cao độ của cống thoát nước chỉ ngang kênh, rạch nên không tiêu thoát nước được.
Theo ông Sanh, thành phố cần có “nhạc trưởng” trong công tác chống ngập để giải quyết ngập một cách lâu dài.
Theo Báo Yêu Người Việt
Hàng chục dự án chống ngập ở TPHCM vẫn bị ngập bình thường
Reviewed by Lê Thanh Duy
on
21:27
Rating:
Không có nhận xét nào: